Kinh doanh thực phẩm là một trong những ngành nghề kinh doanh phổ biến hiện nay. Căn cứ vào bảng danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được ban hành kèm theo Luật đầu tư 2020 thì kinh doanh thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Y tế.
1. PHÂN LOẠI
Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm. Tuy nhiên, đây là ngành nghề kinh doanh liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng nên các cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện an toàn để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm là cơ sở chuyên lĩnh vực hoạt động sản xuất và hoạt động kinh doanh thực phẩm bao gồm các loại thực phẩm thông thường trên thị trường thuộc quản lý của 03 Bộ hiện hành là Bộ Công thương, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tiêu chí phân loại | THỰC PHẨM NHỎ LẺ | THỰC PHẨM |
---|---|---|
Định nghĩa | Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật. | Chủ hàng là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa trong các hồ sơ công bố/tự công bố sản phẩm hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền thực hiện việc nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm thực phẩm. |
Căn cứ pháp lý | Khoản 10, điều 3, Nghị định 15/2018/NĐ-CP | Khoản 10, điều 3, Nghị định 15/2018/NĐ-CP |
2. ĐIỀU KIỆN
Về các điều kiện thì Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ và Cửa hàng kinh doanh thực phẩm điều như nhau.
TIÊU CHÍ | NỘI DUNG | CĂN CỨ PHÁP LÝ |
---|---|---|
Giấy phép | Đối với công ty: + Giấy ĐKKD có ngành nghề liên quan; + Giấy đăng ký địa điểm kinh doanh (trường hợp không kinh doanh tại trụ sở). Hộ kinh doanh: + Giấy CN đăng ký HKD có ngành nghề đăng ký liên quan. | Luật doanh nghiệp 2020 |
Giấy tờ pháp lý khác | Trường hợp thuê cơ sở hoặc cửa hàng thì phải có: (1) Hợp đồng thuê nêu rõ mục đích thuê; (2) Hóa đơn chứng từ chứng minh xuất sứ hàng hóa (hóa đơn với nhà cung cấp); (3) Giấy công bố sản phẩm (trường hợp tự sản xuất); (4) Giấy tờ chứng minh vệ sinh an toàn thực thẩm, công bố sản phẩm, chỉ tiêu chất lượng của hàng hóa…của đối tác. | |
Giấy phép con | Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động (giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm) | Khoản 1, điều 11, Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm |
Điều kiện hoạt động cơ bản | a) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm: (1) Điều 18 b) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh. | Khoản 1 điều 24 và điều 18, 20, 22 Luật an toàn thực phẩm |
Trường hợp có kinh doanh hàng nhập khẩu | 1. Sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu, trừ các thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thực phẩm do tổ chức, cá nhân Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài nhưng bị trả về và các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đáp ứng quy định của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đưa vào danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản vào Việt Nam; 2. Thủ tục đăng ký quốc gia, vùng lãnh thổ và cơ sở sản xuất, kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này vào danh sách xuất khẩu vào Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này. | Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm |
Ngoài những quy định chung như trên thì mỗi hình thức kinh doanh còn phải tuân thủ một số điều kiện riêng biệt.
Ví dụ như cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống (như trồng rau củ quả hoặc chăn nuôi gia súc, gia cầm…) phải đảm bảo các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước sử dụng trong trồng trọt và chăn nuôi, giống cây trồng, vật nuôi và các loại thuốc sử dụng trong chăn nuôi hoặc bảo vệ thực vật, xử lý chất thải…
Hoặc đối với hình thức kinh doanh dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán ăn, quán cà phê…) thì phải tuân thủ các quy định về bếp ăn, nguồn nước dùng để chế biến thực phẩm, thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh và quy trình thu dọn xử lý rác thải.
3. THỦ TỤC/ CHI PHÍ/ THỜI GIAN
THỦ TỤC | THỜI GIAN | ||
---|---|---|---|
Đăng ký thành lập công ty | 3-5 ngày làm việc | ||
Đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh/ chi nhánh | 3-5 ngày làm việc | ||
Đăng ký thành lập Hộ kinh doanh | 3-5 ngày làm việc | ||
Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm | Tối thiểu 20 ngày kể từ khi đủ hồ sơ. *Lưu ý: Trong hồ sơ phải có giấy khám sức khỏe, hoàn thành tập huấn kiến thức VSATTP (2 người) |
4. TỔNG KẾT
a) Về chủ thể
Nếu muốn mở 1 cửa hàng hoạt động nhỏ lẻ thì theo Hộ kinh doanh còn mở chuỗi thì theo Công ty. Trường hợp có hàng hóa nhập khẩu thì phải theo Công ty.
*Đề xuất: Công ty
b) Về các giấy phép con
Điều kiện về chủ thể đã xong thì chỉ cần có Cửa hàng settup chỉnh chu theo các điều kiện đạt vệ sinh an toàn thực phẩm và tiến hành xin giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm song song. Đến khi vừa settup xong thì sẽ có đoàn kiểm tra để cấp giấy Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sau khi có giấy Vệ sinh an toàn thực phẩm thì hoạt động chính thức.
*Đề xuất: nên thuê đơn vị làm dịch vụ chuyên để đảm bảo tiến độ song song và có giấy Vệ sinh an toàn thực phẩm hãy bán nếu không là Ủy Ban Nhân Dân xuống phạt ngay lập tức.
c) Về hàng hóa
Nhập hàng hóa nên chọn đối tác có nguồn gốc rõ ràng. Trường hợp có hóa đơn chứng từ mua bán nhưng đối tác không có các giấy phép liên quan thì vẫn bị phạt bình thường.
d) Lưu ý khác
– Địa điểm: có chỗ giữ xe
– Hệ thống phân phối: đủ lớn và đảm bảo để có hàng thường
– Logistics: nhiều tuyến đường trong thành phố không cho xe tải chạy và đậu
– Trang thiết bị: thanh toán, tủ đông
– Nhân sự: nhân sự theo ca (nhập hàng từ sớm, về tối…)
– Bảo quản: ẩm mốc, chuột gián
– Đổi trả: sản phẩm hư, lỗi
– Nguồn cấp: nên có điện 3 pha, nước sạch.